Cập nhật thông tin công nghệ mới Kỳ 1/2023: “Mô hình nhà máy thông minh và lợi ích trong ngành sản xuất”
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi tư duy và cách thức hoạt động để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bắt thông tin và cập nhật kịp thời xu hướng phát triển hiện nay, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giới thiệu “Mô hình nhà máy thông minh” để các doanh nghiệp tham khảo, áp dụng.
v NHÀ MÁY THÔNG MINH LÀ GÌ?
Nhà máy thông minh – Smart Factory là thuật ngữ mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động hoá và tối ưu hoá. Đây là khả năng được xây dựng thông qua việc vận dụng phối hợp các công nghệ 4.0 như AI (trí tuệ nhân tạo), Big data (dữ liệu lớn), IIoT (internet của vạn vật trong công nghiệp), các hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến như ERP hay MES.
v THẾ NÀO LÀ MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH?
Mô hình nhà máy thông minh là những giải pháp công nghệ toàn diện phối hợp giữa nền tảng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT), giúp cho nhà máy nâng cao năng lực sản xuất và tối ưu hóa các vấn đề “Chất lượng – Chi phí – Tốc độ” của doanh nghiệp.
· Công nghệ thông tin (information technology)
Ø Hệ thống thực thi điều hành sản xuất – MES (Manufacturing Execution System)
MES là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát giữa hoạt động sản xuất tại nhà máy với bộ phận quản lý thông qua việc lấy dữ liệu trực tiếp từ máy móc hoặc các thiết bị IIoT.
Ø Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP (Enterprise Resource Planning)
ERP là một giải pháp có thể hỗ trợ quản lý một cách hiệu quả các tài nguyên doanh nghiệp trên toàn bộ nhà máy. Trong nhà máy thông minh, hoạt động của ERP không chỉ dừng ở khu vực phân xưởng mà còn mở rộng ra khối văn phòng với phòng ban chức năng như Mua hàng, Bán hàng, Tài chính kế toán, Kế hoạch sản xuất.
Ø Hệ thống báo cáo quản trị thông minh – BI (Business Intelligence)
BI (Business Intelligence) hay Báo cáo quản trị kinh doanh thông minh là một quy trình báo cáo tích hợp công nghệ, được các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ và khai thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả.
· Công nghệ vận hành (operational technology)
Công nghệ vận hành OT đề cập đến hệ thống các phần mềm và phần cứng nhằm quản lý/giám sát các thiết bị vật lý, máy móc, cũng như quy trình và các phân đoạn sản xuất trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Công cụ của OT bao gồm: SCADA cho phép thu thập và phân tích dữ liệu trong thời gian thực để giám sát hoặc điều khiển các thiết bị trong nhà máy.
v NHỮNG LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT
Ø Năng suất hoạt động của doanh nghiệp cao hơn
Nó dựa vào tự động hóa để hoàn thành các quy trình, việc sản xuất trở nên tự động hơn, đòi hỏi ít sự can thiệp của con người hơn. Thay vì thực hiện thường xuyên, các tác vụ sản xuất thủ công – nhân viên có thể được giải phóng để phân tích dữ liệu, tạo ra trải nghiệm khách hàng có giá trị cao hơn và đổi mới.
Ø Mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn
Đảm bảo tính linh hoạt bằng cách tạo cấu hình nhanh của thiết bị. Nó có thể dễ dàng thích nghi để sản xuất các sản phẩm khác nhau. Khi cấu hình nhanh nhẹn, bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì việc thích nghi với lịch trình sản xuất mới sẽ ít gây gián đoạn hơn.
Ø Đạt được lợi thế cạnh tranh
Khi bạn có thể làm việc nhanh hơn, thông minh hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với đối thủ, bạn sẽ có được nhiều khách hàng hơn và lợi thế cạnh tranh cao hơn.
v BÀI TOÁN TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Các giải pháp nhà máy thông minh từ các nhà triển khai còn chưa toàn diện, chỉ tập trung vào phần IT hoặc OT một cách rời rạc. Từ sự riêng biệt của khu vực IT và OT có thể dẫn đến lượng dữ liệu giám sát, tối ưu và điều khiển các quy trình công nghiệp do hệ thống OT cung cấp không được chia sẻ với khu vực IT, làm giảm hiệu suất công việc. Sự hội tụ IT và OT là tất yếu để thành công mô hình nhà máy thông minh.
3S iFACTORY: là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và tầng OT (là công nghệ vận hành). Từ sự nghiên cứu chuyên sâu về quản trị sản xuất tinh gọn cũng như mô hình hóa phương thức tích hợp công nghệ theo chuẩn quốc tế, 3S iFACTORY được phát triển tích hợp bao gồm nhiều giải pháp tiên tiến:
· 3S Business Hub – Giải pháp báo cáo quản trị thông minh: Giúp các nhà hoạch định chiến lược lập báo cáo dựa trên dữ liệu được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động, không chỉ ở bên trong mà còn bên ngoài doanh nghiệp.
· 3S ERP – Giải pháp Quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Đây là giải pháp quản trị tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự).
· 3S MES – Giải pháp điều hành & thực thi sản xuất: Hệ thống điều hành sản xuất 3S MES sẽ mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động sản xuất của nhà máy, giúp các nhà quản trị sản xuất theo dõi, quản trị vận hành các hoạt động sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực.
· 3S IIoT Platform – Giải pháp Kết nối & Tự động hóa sản xuất: Đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống OT và IT, IIoT sẽ giúp kết nối dữ liệu chính xác và tức thời giữa hoạt động vận hành với hệ thống quản lý sản xuất.
Giải pháp 3S iFACTORY được phát triển theo đặc thù của doanh nghiệp, giúp đáp ứng chuyên sâu các bài toán của ngành, lĩnh vực. Từ đây doanh nghiệp có thể đáp ứng các yếu tố Chất lượng (Quality) – Chi phí (Cost) – Tiến độ thực hiện đơn hàng (Delivery), hay còn gọi là (QCD) – ba mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào:
· Kiểm soát chất lượng: giúp doanh nghiệp phát hiện sự cố bất thường và nâng cao quy trình quản lý chất lượng.
· Cải thiện tiến độ giao hàng: giúp các bộ phận chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thời hạn giao hàng.
· Tối ưu hóa chi phí: cho phép tính toán chi phí sản xuất thực tế và xác định những yếu tố gây hao phí nguồn lực để tối ưu hóa giá thành sản xuất.
Trong bối cảnh các công nghệ phát triển như vũ bão, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải nghĩ tới việc ứng dụng Smart Factory để duy trì năng lực cạnh tranh. Các nhà quản lý cần phải xác định rằng, đây không chỉ dừng lại ở một dự án công nghệ, mà còn là một chiến lược sống còn của doanh nghiệp.