Lượt xem: 411
EVFTA – Cơ hội và thách thức
          EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu) đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 và các bên đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt để EVFTA sớm có hiệu lực, dự kiến vào năm 2020. 

Theo thỏa thuận, 99% dòng thuế nhập khẩu (99% giá trị thuế nhập khẩu) sẽ được phía Việt Nam cắt giảm trong lộ trình không quá 10 năm và phía EU cắt giảm trong lộ trình không quá 7 năm.

 Trong đó, tại Việt Nam 49% dòng thuế (65% giá trị thuế nhập khẩu) sẽ được cắt giảm ngay khi Hiệp định có hiệu lực; trong khi phía EU sẽ cắt giảm 85% dòng thuế (71% giá trị) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đây rõ ràng là cơ hội của hai phía so với các đối thủ cạnh tranh khác khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam và thị trường EU. Một yếu tố thuận lợi dễ nhận diện nữa là Việt Nam sẽ có lợi thế để thu hút đầu tư và tiếp cận khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển của Cộng đồng Châu Âu, nhất là ở ngành, hàng về tự động hóa, cơ khí, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…  Ngoài ra, việc cam kết thay đổi chính sách cũng là một cơ hội để Việt Nam nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, trước mắt là về thủ tục hải quan, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, cấp phép đầu tư, qua đó lành mạnh hóa hơn nữa môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Ở góc nhìn khác, EVFTA cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, cả về phía cơ quan quản lý nhà nước lẫn phía các doanh nghiệp. Việc phải sửa đổi, bổ sung, ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để đảm bảo thực thi các cam kết quả là một khối lượng công việc đồ sộ. Mức thuế suất bằng 0% cho 50% sản phẩm từ EU sẽ khiến cuộc đua giành giật thị phần nội địa trở nên khốc liệt hơn. Nguy cơ bị khởi kiện luôn đồng hành trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như trong công tác giải quyết các vấn đề có liên quan đến các doanh nghiệp từ EU, mà lợi thế luôn đứng về phía thông thạo các quy định tư pháp quốc tế.

Trước viễn cảnh cơ hội đan xen thách thức như trên, về phía doanh nghiệp, việc chủ động tìm hiểu và thay đổi để thích ứng nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiểu các thách thức là đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Sóc Trăng nói riêng cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và EU có liên quan đến ngành hàng của mình; thay đổi tư duy, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp; sàng lọc, rà soát và xây dựng, hoàn thiện bộ máy điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh; và nhất là khai thác các kênh thông tin, tham gia các sự kiện kết nối để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp EU.

          EVFTA chỉ có thể là chân trời mới cho những doanh nghiệp nhiều khát khao, năng động, đủ tiềm năng và đầy hiểu biết./.

Phương Lê
Thông báo













Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 7
    • Hôm nay: 400
    • Trong tuần: 1 689
    • Tất cả: 654943
    Bản quyền thuộc về "Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng"
    Địa chỉ: số 14 Châu Văn Tiếp, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng
    Điện thoại: (0299) 3822520 - Fax: (0299) 3826 430 - Email: soct@soctrang.gov.vn
    @ Ghi rõ nguồn "Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ website này.